Sinh con năm nào hợp tuổi bố mẹ

Chồng tôi sinh năm 1980, tuổi Thân. Tôi sinh năm 1987, tuổi Mão. Chúng tôi đã có con gái tuổi Mão, sinh đầu năm 2012. 
Chúng tôi đang băn khoăn nên đẻ đứa thứ 2 vào năm nào để hợp với cả gia đình. Như chồng tôi nói thì nếu đứa con sinh ra mà dưỡng cho bố mẹ hay anh chị thì cuộc sống của nó lại không thuận lợi, điều này có đúng không? (Hoa Hồng)
sweet-mother-playing-wither-he-9116-1323
Ảnh: wallpaperswala.com.
Trả lời:
Chào bạn,
Thứ nhất, bố sinh năm 1980, cầm tinh Thân,  . Mẹ sinh năm 1987, cầm tinh Mão, . Con một sinh năm 2012, cầm tinh Thìn,  .
Người xưa có 2 quan niệm. Thứ nhất con cần sinh bố, hoặc mẹ. Tức con thuộc Thủy hoặc Mộc. Tính từ năm hiện tại, mệnh Thủy hoặc Mộc sẽ là năm 2018, 2019. Thêm vào đó con sinh ra tam hợp/lục hợp/tam hội với cha mẹ. Theo đó, tam hợp là Thân hợp Tý Thìn, Mão hợp Hợi Mùi. Lục hợp là Thân hợp Tỵ, Mão hợp Tuất. Tam hội là Thân – Dậu Tuất, Mão – Dần Thìn. Vậy nên con có thể là: Tý, Thìn, Tỵ, Dậu, Tuất, Hợi, Mùi, Dần.
Kết hợp 2 yêu cầu trên, năm tháng thích hợp nhất để sinh con là 2018 (tháng 1-2 âm lịch), 2019 (tháng 1-2 âm lịch). Tuy nhiên, tính từ nay đến đó lâu nên bạn có thể cân nhắc cho thích hợp với thực tế cuộc sống của mình.
Thứ hai, mệnh con sinh bố mẹ, hoặc bố mẹ sinh con đều là quan hệ tương sinh – tốt. Thực tế, đây chỉ là quan hệ nói lên một phần hòa hợp giữa bố mẹ và con cái, giúp đứa con đẻ ra dễ nuôi hơn, bố mẹ đỡ vất vả hơn, gia đình hòa hợp hòa thuận, nói theo cách hiểu dân gian là “sinh con hợp tuổi”, từ đó mọi chuyện tốt đẹp lên. Chứ không có chuyện con sinh bố mẹ, hay bố mẹ sinh con, xét theo âm dương ngũ hành, lại gây ra chuyện bất lợi.
Chúc bạn mọi điều tốt lành.
Posted in: | Posted by :

Chữa bệnh viêm xoang bằng cây Giao

Cây xương cá ( cây giao ) có hình thức bề ngoài rất giống một loại cây khác chỉ dùng để trồng kiểng đơn thuần, không có tác dụng chữa bệnh. Điểm phân biệt 2 loại cây này, theo kinh nghiệm thực tế, là: cây xương cá có mủ rất nhiều, còn loại cây kia thì lại không có mủ hoặc nếu có cũng rất ít. Vì vậy, nếu bẻ nhánh ra thấy có nhiều mủ trắng đục như sữa thì chắc là đúng.

Mô tả
cay-xuong-ca
Cây giao
Là một loại cây thuộc họ xương rồng, không lá, không gai. Có nơi lại gọi là cây nọc rắn, cây càng tôm, cây xương khô, cây giao hay cây san hô xanh. Cây mọc hoang nhiều nơi. ở thôn quê, cây có thể dùng làm hàng rào. Thân chỉ gồm nhiều đốt tròn có đường kính như chiếc đũa, màu xanh, có độ dài không đều, mọc tủa ra các phía. Lá nhỏ, hẹp, rụng sớm, chỉ còn cành nhánh trơ trọi. Thân khi bẻ ra thấy nhiều mủ màu trắng đục như sữa, và chính mủ này là tác nhân trị bệnh của cây.
Cây dễ trồng bằng cách cắt cành và giâm xuống đất ẩm. Đoạn cây được cắt ra nên chọn hơi lớn một chút, từ 3, 4 đốt trở lên, để đảm bảo cây mạnh, dễ bén rễ. Sau khi cắt rời đoạn cây thì nên để trong bóng râm chừng một hoặc hai ngày cho khô mủ, trồng sẽ nhanh bén rễ hơn. Nếu lấy cây để dùng nhưng chưa xài tới thì nên giâm ngay xuống đất để giữ độ tươi của cây (cây không bị khô mủ) để dùng dần. Sau khi giâm, ta tưới nước vừa phải mỗi ngày, sau vài ngày thì cây sẽ bén rễ, rồi dần sẽ nhảy nhánh con, phát triển tốt.
Lưu ý
Vì thuộc họ xương rồng, có mủ đục nên cây có đặc tính là mủ có hại cho mắt. Do đó, khi thao tác làm thuốc (cắt, bẻ, …) nhất thiết phải thật cẩn thận, tránh để mủ này dính vào mắt (có thể mang kiếng, …), bởi vì mủ có khả năng làm đui, mù mắt. Nếu mủ dính vào tay, chân, … thì dùng xà bông rửa ra dễ dàng. Dính vào áo, quần: dùng chanh để tẩy ra. Còn nếu đã lỡ dính vào mắt: ta rửa mắt bằng nước sạch rồi nhắm mắt lại, dùng chanh thoa bên ngoài mí mắt.
Công dụng
Công dụng chủ yếu là chữa chứng bệnh viêm xoang mũi. Tuy nhiên, không phải bất cứ trường hợp nào của bệnh cây thuốc này cũng có thể trị được, dù tỷ lệ này là rất cao, khoảng trên 90% người bệnh được trị khỏi.
Cây còn có thể trị được các bệnh khác như: mụt cóc, viêm, trặc tay chân, thấp khớp, đau đầu trun, cá đâm, rắn cắn,…
Cách trị bệnh viêm xoang mũi bằng phương pháp xông hơi
- Chuẩn bị một cái ấm nước nhỏ (nhôm, sành đều được nhưng không dùng để nấu nước uống vì sợ độc).
- Lấy một miếng giấy khá lớn, một tờ giấy lịch treo tường lớn hoặc nối 2 đ 3 tờ giấy A4 bằng băng keo thành 1 tờ lớn, rồi quấn xéo lại thành một cái ống dài khoảng 5 tấc (50cm) chứ không được làm ngắn hơn vì sẽ quá nóng, dễ bị phỏng da còn nếu dài quá thì hơi không đủ mạnh để hít. ống phải quấn sao cho 1 đầu vừa hoặc lớn hơn miệng vòi ấm còn 1 đầu nhỏ hơn để hít. Nếu có ống tre thì tốt hơn, nhưng không được dùng nhựa, dễừ nóng chảy!
- Mở nắp ấm, đổ vào cỡ 1 chén nước.
- Đếm cỡ 10 đến 20 đốt cây xương cá (tùy theo số cây mình có được nhiều hay ít), cắt nhỏ các đốt cây (thành cỡ phân nửa của lóng tay) rồi thả vào ấm. Nên cắt cây ngay trên miệng ấm, để cho mủ cây nhỏ vào ấm càng tốt. Phải luôn cẩn thận tránh mủ văng vào mắt, nguy hiểm.
- Đặt ấm lên bếp.
Nếu có bếp gas thì làm tiếp như sau:
- Đầu tiên, vặn lửa thật lớn cho nước trong ấm sôi lên.
- Đến khi thấy hơi xông ra nhiều từ vòi ấm thì ta bớt lửa đến cực nhỏ, chỉ canh sao cho vừa đủ để hơi vẫn còn bốc ra nhẹ ở vòi ấm là đủ. (Các loại bếp khác cũng phải tìm cách bớt lửa để xông được lâu và không quá nóng).
- Kế tiếp, lấy ống giấy đã quấn, đưa đầu lớn của ống vào vòi ấm, còn đầu nhỏ cho vào mũi để hít hơi xông lên.
- Thời gian xông có thể chỉ là 15, 20 phút, hay nếu có thời gian thì xông 30 đến 50 phút. Nên để dành và hâm lại nước trong ấm để dùng, thường là 2 lần trong ngày (sáng và tối). Sau đó đổ bỏ, hôm sau làm lại liều thuốc mới.
- Khi hâm lại dùng lần 2 thì cho thêm một ít nước cùng với 1 vài đốt cây để bổ sung thêm thuốc.
Lưu ý
- Nên bắt đầu xông ngay khi vừa bốc hơi, để tận dụng lúc chất mủ còn đậm đặc sẽ đạt hiệu quả nhanh.
- Vì hơi xông ra rất nóng, nên ta có thể hít một lát, đến khi thấy nóng quá thì quay mặt ra thở bên ngoài, rồi lại quay vào xông tiếp. Nên linh động làm sao để xông 1 cách thoải mái là được. Chẳng hạn: tránh đừng chạm trực tiếp mũi vào ống xông, do sức nóng truyền từ ấm sang ống có thể làm phỏng da non.
- Nếu thấy không chịu nổi hơi quá nóng thì có thể để nước sôi rồi tắt bếp, hít cho đến lúc thấy hơi còn quá ít thì lại mở bếp để nước sôi lại rồi tiếp tục làm như trên.
- Nên xông kiên trì cho đến khi hết hẳn, bệnh nặng có thể xông đến khoảng 30 ngày. Sau đó duy trì thêm 1 vài lần cho chắc ăn rồi ngưng, không nên lạm dụng. Về sau, nếu có tái phát mới xông tiếp. Có nhiều trường hợp bệnh nặng lâu năm, khi xông đã khỏi bệnh lâu dài.
- Cây này hễ bệnh càng nặng thì khi xông sẽ càng thấy có hiệu quả nhanh. Còn bình thường, chỉ sau từ 2 đến 3, 4 lần xông sẽ thấy thuyên giảm rõ. Nếu xông quá lâu (5, 7 ngày) mà vẫn không có chút kết quả gì thì chỉ có thể là không “chịu thuốc” (người bệnh ở một dạng lạ của bệnh, thường ít gặp) hoặc là đã lấy không đúng giống thuốc hay sử dụng không đúng cách, nên ngưng dùng.
- Trẻ em nên xông với thời gian ngắn hơn người lớn. Tập làm quen dần rồi tăng thời gian lên.

- Khi tắt bếp rồi, nên hít tiếp cho đến nguội để tận dụng hơi nóng nhẹ, hít sâu vào tận hốc mũi.
Posted in: | Posted by :

Tiêm chủng viêm gan B - nên hay không?

Tiêm chủng viêm gan B - nên hay không?
Sau cái chết của ba trẻ sơ sinh tại Bệnh viện Đa khoa Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị sau tiêm chủng vaccin viêm gan B, xã hội đang dấy lên nghi vấn liệu có cần tiêm vaccin viêm gan B cho trẻ trong vòng 24 giờ sau sinh? những giải thích về phản ứng sau tiêm chủng và khuyến cáo những mặt tích cực khi tiêm vaccin phòng bệnh viêm gan B của Bộ Y tế vẫn chưa làm yên lòng dân.

Mang thai sắp đến tháng đẻ, Chị V.T.Tr (Cầu Giấy) đang trong tâm trạng hoang mang trước những thông tin liên tiếp về trẻ tử vong do tiêm vaccin, đặc biệt là vaccin viêm gan B liều sơ sinh trong thời gian gần đây. Chị chia sẻ: “Tôi cũng biết các lợi ích của việc tiêm phòng, nhưng chẳng may con mình rơi vào số những đứa trẻ có phản ứng với vaccin thì làm thế nào? Chính vì thế tôi đang rất băn khoăn có nên cho con tiêm chủng hay không. Không tiêm thì lo sau này con nhiễm bệnh mà tiêm thì sợ...”.
Chẳng riêng gì chị V.T.Tr, ngay tại một số bệnh viện cũng đã có động thái ngừng tiêm vaccin viêm gan B liều sơ sinh cho trẻ bởi lo sợ nếu có tai biến thì không lãnh nổi trách nhiệm. Trước những tình huống xấu xảy ra, làm ảnh hưởng tới thành công của Chương trình tiêm chủng mở rộng, Bộ Y tế đã có chỉ đạo các tỉnh, thành phố tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy định về sử dụng vaccin và nâng cao trách nhiệm của các địa phương trong công tác bảo đảm an toàn tiêm chủng. Đặc biệt, tăng cường đầu tư trang thiết bị cho công tác tiêm chủng, đặc biệt là dây chuyền lạnh và các trang thiết bị cần thiết khác tổ chức tập huấn, cấp chứng chỉ tham dự tập huấn về an toàn tiêm chủng cho các cán bộ y tế cả trong và ngoài tiêm chủng mở rộng… Bộ Y tế cũng quyết định tiếp tục tiêm vắc xin viêm gan B sơ sinh theo lịch để chủ động phòng bệnh cho trẻ em và cộng đồng.
Nhờ vaccin phòng bệnh mà trên thế giới hàng triệu trẻ em mỗi năm được cứu sống, nhiều bệnh truyền nhiễm đã được thanh toán, loại trừ hoặc làm giảm đáng kể số người mắc bệnh. Viêm gan B là một bệnh làm cho sưng tấy và hoại tử tế bào gan cấp tính hay mạn tính do virus viêm gan B gây ra. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), viêm gan B là một bệnh phổ biến và là vấn đề quan trọng của y tế công cộng. Ước tính khoảng 1,8 tỷ người trên thế giới có dấu ấn của nhiễm virus viêm gan V. Trong số này khoảng 350 triệu người có biểu hiện nhiễm virus mãn tính và khoảng một triệu người chết vì viêm gan B mỗi năm. Viêm gan B lại dễ lây truyền qua các con đường từ mẹ qua con (chu sinh); lây truyền từ trẻ sang trẻ; lây truyền qua tiêm chích và truyền máu; lây truyền qua đường tình dục. Vậy làm thế nào để dự phòng viêm gan B cho trẻ ngay từ khi chào đời? Cho đến nay, ngoài việc tiêm vaccin viêm gan B sơ sinh sớm nhất trong 24 giờ đầu thì không có biện pháp hữu hiệu nào khác được WHO khuyến cáo trong việc phòng lây truyền viêm gan B từ mẹ sang con.
Theo PGS, TS Phan Trọng Lân – Viện trưởng Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh, tiêm vaccin viêm gan B mũi 1 càng sớm càng tốt nhằm mục đích bảo vệ trẻ sơ sinh đã phơi nhiễm với virus ngay khi sinh, đây là một cuộc đua giữa sự nhân lên của virus và vaccin tạo ra kháng thể kịp thời bắt lấy virus đang có trong cơ thể. Vaccin viêm gan B là một trong những vaccin an toàn, các phản ứng sau tiêm có thể xảy ra như sưng, đau tại chỗ tiêm, sốt hoặc mệt mỏi… Tuy nhiên, vaccin cũng như các loại thuốc hoặc sinh phẩm đều có một tỷ lệ rất hiếm các phản ứng bất lợi. Những trường hợp này cần được nghiên cứu kỹ lưỡng để phát hiện nguyên nhân và có cách xử lý kịp thời.
Posted in: | Posted by :

ĂN TÁO RẤT TỐT CHO GAN

Theo Thầy thuốc ưu tú, Ths. Bs. Doãn Thị Tường Vi, Trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện 19.8, trong 100 gram táo, tỷ lệ đường chiếm từ 6 - 12 gram, bên cạnh đó hàm lượng vitamin và muối khoáng rất phòng phú, dồi dào như: vitamin C, các vitamin nhóm B, canxi, sắt, kẽm, kali… Các vitamin và muối khoáng này tham gia vào quá trình tổng hợp, chuyển hóa và bài tiết của các cơ quan chức năng của cơ thể. Vì vậy, khi ăn táo vào sẽ kích hoạt các enzym ở trong gan và các enzym này có tác dụng tăng quá trình thải độc đối với gan.  
Ngoài ra, khi ăn táo còn cung cấp các chất pectin, chất này giúp làm sạch hệ thống đường ruột, hút hết các chất độc trong lòng ruột ra để cho các thực phẩm khi hấp thu vào cơ thể không mang theo chất độc, như vậy sẽ đỡ quá tải cho gan.
Trong táo có hàm lượng chất xơ rất cao, tính trung bình trong mỗi quả táo chứa từ 4 - 5 gram chất xơ, có tác dụng kích thích nhu động ruột, hạn chế táo bón, giúp nhuận tràng, quét tất cả các chất béo thừa trong lòng ruột ra khỏi cơ thể để các chất dinh dưỡng hấp thu vào cơ thể sẽ được cân đối. Vì vậy, sẽ không gây quá tải cho gan trong quá trình hấp thu dinh dưỡng và đào thải các độc tố ra khỏi cơ thể.
Tuy nhiên, có một điều mà các bà nội trợ thường xuyên lo lắng là làm thế nào để yên tâm về nguồn gốc xuất xứ của táo cũng như sử dụng quả táo thế nào là tốt nhất, bởi nếu ăn một quả táo không an toàn là đang làm hại lá gan của chính mình.
Theo Ths. Bs. Doãn Thị Tường Vi, khi sử dụng táo có thể dùng hoàn toàn mọi phần trừ hạt phải bỏ ra. Khi sử dụng chú ý chọn táo đảm bảo an toàn thực phẩm. Khi rửa táo phải rửa dưới vòi nước, nếu nghi ngờ độ an toàn có thể ngâm táo với nước muối hoặc nước lọc trong khoảng 15 - 30 phút để loạit bớt hóa chất bên ngoài. Khi nghi ngại có thể gọt vỏ táo rồi mới ăn.
Một kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Canada đã cho thấy rằng, một quả táo mỗi ngày có thể giúp bạn tránh xa bác sỹ. Kết luận này trước hết xét theo khía cạnh táo là một loại hoa quả tốt cho lá gan thì rất có ý nghĩa. Xét cả một quy trình, ăn táo tốt cho gan, gan khỏe mạnh thì quá trình hấp thu dinh dưỡng và bài tiết độc tố diễn ra thuận lợi, như thế nghĩa là chúng ta sẽ có một cơ thể khỏe mạnh.
Posted in: | Posted by :

Đôi điều về viêm gan B

Mục này chỉ nhằm giải đáp các thắc mắc về sức khoẻ có tính cách tổng quát. Cho các vấn đề cụ thể, chi tiết, của từng bệnh nhân, xin liên lạc trực tiếp với bác sĩ để được thăm khám trực tiếp. 

Đôi điều về viêm gan B (kỳ 3) 

Hỏi: Chồng sắp cưới của em bị viêm gan B, như vậy em có cần chích ngừa viêm gan B hay không? Chúng em sẽ sống chung với gia đình bên nhà em, như vậy những người trong nhà có cần chích ngừa hay không? Có cách nào để chữa trị bệnh viêm gan B cho chồng em hay không? Phải chích thuốc hay uống thuốc? Hết bao lâu? Có tốn nhiều tiền lắm không? Nếu không chữa thì có nguy hiểm lắm không? (VL) 

Tôi đã chích viêm gan B mũi đầu tiên, sau đó đi xa nên quên không kịp chích hai mũi sau, bây giờ đã bảy tháng rồi, có cần chích lại từ đầu hay không hay chỉ tiếp tục chích hai mũi còn lại? (Tâm) 

Tôi đã có chích ngừa viêm gan B lâu lắm rồi, nhưng sao thử máu bác sĩ nói là không có miễn dịch, vậy phải làm sao? Tỉ lệ hiệu quả của thuốc ngừa có cao không? Chích ngừa một lần là đủ cho suốt đời hay cần phải lập lại nhiều lần? Nếu như vậy thì bao lâu phải chích một lần? Làm sao để biết chắc là chích ngừa có hiệu quả? (Cung) 

Tôi có người thân đã bị viêm gan B mà không biết, lại đi chích ngừa. Như vậy có nguy hiểm gì hay không? (Bui) 

Nghe nói bị viêm gan B thì trước sau gì cũng bị ung thư gan, có đúng không? Nếu chữa bệnh thì có còn bị ung thư hay không? Khi đã bị rồi, ngoài việc đi bác sĩ, có cần phải tránh ăn thức ăn gì, cần phải làm gì khác để bệnh ít trở nặng hay không? (ông Ba) 

Tôi có ăn nằm với một người bạn mới rồi mới biết người đó đã bị viêm gan B, phải làm sao? (T) 

Đáp: 

Nên làm gì khi vừa mới bị lây 

Nếu vừa mới (có thể) bị lây, hoặc qua quan hệ tình dục, hoặc bị kim đâm từ người đang bị viêm gan B, nên đến bác sĩ càng sớm càng tốt vì cần chích thuốc ngừa trong vòng 48 tiếng đồng hồ, trễ nhất là trong vòng một tuần. 

Trong trường hợp này, người bị lây sẽ cần phải được chích kháng thể viêm gan B (HBIg) và thuốc ngừa viêm gan B tại hai nơi khác nhau của cơ thể trong vòng 48 tiếng, trễ lắm là một tuần. Sau một tháng sẽ cần phải chích kháng thể và thuốc ngừa lần thứ hai, và đến tháng thứ sáu cần mũi ngừa thứ ba. 

Nếu có bầu mà đang bị viêm gan B, cần phải báo cho bác sĩ biết (dù rằng thường thì khi có bầu, các bác sĩ vẫn cho thử xem có bị viêm gan B hay không). Vì những em bé sinh từ bà mẹ bị viêm gan B (HBsAg dương tính) cần phải được chích thuốc ngừa và kháng thể trong vòng 12 tiếng đồng hồ từ lúc sanh. Điều này rất quan trọng, vì tỉ lệ bị viêm gan B mạn tính (chronic) lên đến 90 phần trăm nếu bị lây lúc mới sinh, trong khi tỉ lệ này khi bị lây lúc đã lớn chỉ từ hai đến năm phần trăm. 

Các biến chứng và dự hậu của viêm gan B 

Khi mới bị nhiễm, ta có thể sẽ ở trong giai đoạn cấp tính. Thường thì giai đoạn này không nguy hiểm, có các triệu chứng như cảm và sẽ tự hết, sau đó một số sẽ chuyển qua giai đoạn mạn tính (chronic-còn gọi là kinh niên), tỉ lệ chuyển qua mạn tính phụ thuộc rất nhiều vào tuổi tác lúc bị nhiễm. Tỉ lệ này là 90 phần trăm ở trẻ sơ sinh, 20 đến 50 phần trăm ở trẻ từ 1 đến 5 tuổi, và dưới 5 phần trăm ở người lớn. 

Các biến chứng chính thường xảy ra ở các trường hợp mạn tính, là xơ gan và ung thư gan. Bệnh nhân có thể bị xơ gan trước rồi có thể (hay không) chuyển sang ung thư gan, hoặc có thể bị ung thư gan mà không qua giai đoạn bị xơ gan. 

Dự hậu (prognosis-còn được gọi là tiên lượng) của bệnh viêm gan B bị ảnh hưởng rất nhiều bỡi khả năng sinh sôi nảy nở của virus viêm gan B trong cơ thể cũng như khả năng chống trả của hệ thống miễn dịch đối với virus. Một số yếu tố không thuận lợi cho dự hậu của bệnh viêm gan B là: đàn ông, rượu, và sự cùng bị lây nhiễm bỡi các virus viêm gan khác. 

Một số nghiên cứu thấy rằng tiên lượng của những người bị lây nhiễm từ đường máu thường tốt hơn, trong khi tiên lượng ở những người bị lây nhiễm trong những vùng có nhiều người bị bệnh (endemic-có dịch trong vùng-như Việt Nam) thường xấu hơn. 

Một số nghiên cứu thấy rằng, nếu bị nhiễm ở những vùng có nhiều người bị hoặc khi đã bước vào giai đoạn mạn tính, ,trong vòng năm năm: 

· tỉ lệ bị chuyển sang xơ gan giai đoạn đầu (compensated cirrhosis-viêm gan còn bù) là 12 đến 20 phần trăm. 

· Tỉ lệ chuyển từ xơ gan giai đoạn đầu (compensated cirrhosis) sang giai đoạn trễ (hepatic decompensation) là 20 đến 23 phần trăm 

· Tỉ lệ chuyển từ xơ gan giai đoạn đầu sang ung thư gan là 6 đến 15 phần trăm 

Theo một số nghiên cứu, tỉ lệ sống sót khi đã bị xơ gan là: 

· Ở những người bị xơ gan giai đoạn đầu (compensated cirrhosis), 85 phần trăm còn sống sau năm năm. 

· Ở những người bị xơ gan giai đoạn trể (decompensated cirrhosis), 55-70 phần trăm còn sống sau một năm và 14-35 phần trăm còn sống sau năm năm. 

Một trong các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tỉ lệ sống sót ở những người bị viêm gan B mạn tính là giai đoạn sinh sản (replication phase) của virus, giai đoạn này càng dài thì dự hậu càng xấu. 

Khi đã bị ung thư gan, dự hậu rất xấu. Một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc chuyển sang ung thư gan là sự hiện diện của kháng nguyên HBeAg (thành phần của virus cho thấy virus vẫn trong giai đoạn sinh sản và bệnh nhân có khả năng lây bệnh cao). 

Việc chữa trị sẽ có thể giúp chấm dứt khả năng sinh sản của virus và khả năng lây bệnh của bệnh nhân, tức là giúp làm giảm sự phát triển đến các biến chứng kể trên. 

Còn nhiều yếu tố phức tạp khác ảnh hưởng đến dự hậu của của bệnh, và trong số đó, những điều cần chú ý là rượu và cùng bị nhiễm các virus viêm gan khác. 

Chữa viêm gan B như thế nào, có mắc tiền không? 

Không có cách chữa trị nào đặc hiệu cho việc chữa trị viêm gan B giai đoạn cấp tính. Nói chung, trong 95 phần trăm các trường hợp ở người lớn, hệ thống miễn dịch sẽ tiêu diệt virus trong vòng sáu tháng. 

Ở những người không may bị tiến triển sang giai đoạn mạn tính, mục tiêu của điều trị là ngăn chặn việc sinh sản của virus trong lúc tổn thương gan vẫn còn có thể hồi phục. 

Nói chung, tất cả những người bị viêm gan B mạn tính nên chích ngừa viêm gan A (một bệnh lây qua đường ăn uống và do đó khó có thể phòng bằng cách khác). (Hiện nay chưa có thuốc ngừa viêm gan C). Những người bị xơ gan nên chích ngừa viêm phổi và mỗi năm nên chích ngừa cúm. 

Cho tới nay, xét nghiệm sàng lọc nhằm phát hiện sớm ung thư gan bằng siêu âm gan và thử mức AFP trong máu (serum alpha fetoprotein-một chất đạm thường được tạo ra bỡi các bướu của gan), thường được thực hiện mỗi sáu tháng đến một năm, dù rằng, cách tốt nhất để khám phá sớm ung thư gan vẫn chưa được xác định. 

Hiện nay có ba loại thuốc đã được FDA chuẩn thuận để chữa viêm gan B mạn tính. Một loại thuốc chích, hai loại thuốc uống (thường chỉ dùng một trong ba loại này). Tùy theo từng trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ quyết định có nên bắt đầu chữa bằng thuốc hay chưa và nên dùng loại thuốc nào. 

Cần nhấn mạnh việc chữa trị phải được theo dõi cẩn thận bỡi bác sĩ , tốt nhất là bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa và gan. Có trường hợp không cần chữa trị ngay vì đợi đúng lúc trị kết quả sẽ tốt hơn, và khi chữa trị, bác sĩ cần phải theo dõi thường xuyên phản ứng của thuốc trên các cơ quan của cơ thể cũng như hiệu quả của việc điều trị. 

Một cách rất giản lược, 

· thuốc chích interferon alpha 2b, thường được chích dưới da ba lần một tuần trong trung bình là 16 tuần. Tiền thuốc mỗi tháng trung bình khoảng 1,800 đô la. 

· Thuốc uống lamivudine, uống mỗi ngày một lần trong vòng ít nhất là một năm, ít tác dụng phụ hơn thuốc chích. Điểm yếu quan trọng của thuốc này là nếu dùng lâu năm, virus có thể lờn thuốc. Giá trung bình hiện nay của thuốc này là khoảng 180 đô la một tháng. 

· Thuốc uống adefovir, uống mỗi ngày một lần trong vòng ít nhất là một năm, ít tác dụng phụ, tỉ lệ lờn thuốc còn rất thấp. Giá trung bình hiện nay là khoảng540 đô la mỗi tháng. 

Giá tiền thuốc thay đổi tùy theo mua ở đâu. Và đa số các bảo hiểm thường đều sẽ chi trả cho việc điều trị nếu sự cần thiết được xác nhận bỡi bác sĩ chuyên khoa. 

Một trong những cách chữa trị khác là ghép gan. Tuy nhiên tỉ lệ gan mới được ghép bị tái nhiễm viêm gan B vẫn còn rất cao. 

Nghiên cứu trong việc chữa trị viêm gan B mạn tính đang rất phát triển, có rất nhiều thuốc đang được nghiên cứu, hi vọng sẽ mang lại các tiến bộ nhanh chóng. 

Thân mến, 
Posted in: | Posted by :

Hiểm họa từ virut viêm gan B

(Bệnh viêm gan b) Trên thế giới có khoảng 1/3 dân số tức là trên 2 tỷ người bị nhiễm virut viêm gan B và khoảng 350 triệu người trong số họ trở thành mang virut mạn tính.
Nếu trẻ em nhiễm virut viêm gan B do lây truyền từ mẹ thì 98% những trẻ em này sẽ mang virut suốt đời và 40% trong số này có nguy cơ sẽ chết vì bệnh xơ gan và ung thư gan. Vì thế tiêm vaccin phòng bệnh cho trẻ ngay sau khi sinh là một biện pháp phòng bệnh tốt nhất.

tiêm phòng viêm gan b

Đường lây truyền của virut viêm gan B

- Lây truyền qua đường máu: hay gặp do truyền máu và chế phẩm của máu có nhiễm virut viêm gan B, dùng kim tiêm chung mà chưa được khử trùng theo đúng tiêu chuẩn.
- Lây truyền qua quan hệ tình dục.
- Truyền từ mẹ sang con: Virut được truyền từ mẹ sang con trong quá trình sinh đẻ mà không phải trong thời kỳ mang thai. Nếu trong cơ thể mẹ có virut viêm gan B thì khả năng lây truyền từ mẹ sang con ngay sau khi lọt lòng là 50-90% tùy theo nồng độ virut trong huyết thanh của mẹ cao hay thấp và người mẹ có HBeAg dương tính hay âm tính. Đây là con đường lây truyền nguy hiểm cần phải phòng tránh.
Bệnh viêm gan B và những nguy hiểm khôn lường

Diễn biến khi bị virut xâm nhập

Sau khi nhiễm virut viêm gan B phần lớn người bệnh không có biểu hiện của bệnh chỉ có một số ít người có biểu hiện viêm gan virut B cấp tính đó là: mệt mỏi, chán ăn, sợ mùi thức ăn, đặc biệt là thức ăn có nhiều chất béo và nhiều chất đạm đạm (trứng, thịt, cá), đau mỏi toàn thân, đi tiểu nước tiểu sẫm màu như nước trà đặc hoặc nước vối, tiếp sau đó da và củng mạc mắt vàng tăng dần. Sau 1-2 tháng diễn biến bệnh nhân dần hồi phục. Tuy nhiên trong giai đoạn viêm gan cấp có một tỷ lệ rất ít bệnh nhân có thể viêm gan nặng và suy gan dẫn tới tử vong.
Khoảng 10% số người lớn sau khi bị viêm gan virut B cấp tính sau 6 tháng vẫn chưa sạch virut mà chuyển sang giai đoạn mạn tính. Trong trường hợp điển hình viêm gan virut B mạn tính bệnh nhân có từng đợt mệt mỏi, nước tiểu sẫm màu, đau vùng gan, có thể có vàng da, khi đi khám bệnh thường được phát hiện có gan to, chắc. Thật không may mắn cho người bệnh, ở giai đoạn mạn tính hầu như không có biểu hiện các triệu chứng mặc dù bệnh vẫn tiến triển âm thầm dẫn tới xơ gan và ung thư gan.

Cách xác định có bị nhiễm virut viêm gan B hay không

Muốn biết mình có nhiễm virut viêm gan B chỉ cần xét nghiệm HBsAg trong máu. Nếu kết quả cho thấy có dương tính với HBsAg tức là mình đã bị nhiễm virut viêm gan B. Nếu xét nghiệm cho kết quả âm tính với HBsAg mà có dương tính với Anti-HBs có nghĩa là mình đã có nhiễm virut viêm gan B nhưng đã khỏi và hiện tại đã có miễn dịch với virut viêm gan B. Nếu xét nghiệm cho kết quả âm tính với HBsAg mà đồng thời có âm tính với Anti-HBs thì trường hợp này cần phải đi tiêm phòng vì cơ thể chưa bị nhiễm virut viêm gan B và cũng chưa có khả năng miễn dịch với bệnh.
Sau khi có viêm gan virut B cấp tính nếu sau 6 tháng mà xét nghiệm HBsAg vẫn dương tính tức là người đó đã chuyển sang giai đoạn mạn tính.

Điều trị viêm gan virut B

Phần lớn viêm gan virut B cấp tính không cần dùng thuốc đặc hiệu để điều trị virut vì 90% số trường hợp mắc bệnh ở người lớn hoặc trẻ em lớn bệnh sẽ khỏi hoàn toàn. Trong giai đoạn cấp tính người bệnh chỉ cần nghỉ ngơi đảm bảo dinh dưỡng tốt bệnh sẽ dần hồi phục. Theo khuyến cáo của Hội Gan mật Hoa Kỳ (American Association for the Study of Liver Diease -AASLD) viêm gan virut B mạn tính chỉ điều trị khi men gan ALT (Alanine aminotranferase) tăng cao trên 2 lần trở lên so với bình thường. Trên thế giới ngày nay ALT đối với người khỏe mạnh bình thường < 30 IU/ml đối với nam giới và < 19 IU/ml đối với nữ giới. Trong trường hợp ALT cao ít hơn hoặc không cao mà khi sinh thiết gan cho thấy có viêm hoại tử nhiều hoặc xơ nhiều thì cũng có chỉ định điều trị.
Các thuốc điều trị viêm gan: có hai nhóm thuốc đó là các thuốc uống có nguồn gốc nucleoside và thuốc tiêm là các interferon. Các thuốc nucleoside bao gồm: lamivudine, adefovir, telbuvidine, entecavir, tenofovir. Những thuốc này dễ sử dụng nhưng phải dùng thuốc kéo dài. Các thuốc interferon dạng thuốc tiêm này ít có hiệu quả đối với người Việt Nam bị viêm gan virut B mạn tính bởi vì nhóm thuốc này có tác dụng tốt với viêm gan virut B mạn tính do genotype A mà người Việt Nam chủ yếu là genotype B và C gây ra.

Phòng ngừa bệnh và biến chứng

Đối với người chưa có miễn dịch với virut viêm gan B cần tiêm phòng.
Đối với trẻ em sinh ra từ mẹ mà xét nghiệm có HBsAg dương tính cần được dùng globulin miễn dịch và tiêm phòng vaccin trong vòng 12 giờ ngay sau khi sinh sẽ giúp giảm 95% khả năng lây truyền từ mẹ sang con.
Đối với những người viêm gan virut B mạn tính mà chưa có chỉ định điều trị cần theo dõi thường xuyên cứ 3-6 tháng một lần bằng xét nghiệm ALT trong máu và siêu âm gan.
Không dùng dao cạo râu và bàn chải đánh răng chung với người có nhiễm virut viêm gan B.
Trước khi kết hôn cần thử HBsAg nếu vợ hoặc chồng có nhiễm virut viêm gan B mà người kia chưa có miễn dịch cần tiêm phòng trước khi kết hôn.
Posted in: | Posted by :

mẹ bị viêm gan b có ảnh hưởng đến con

Viêm gan B là bệnh lây lan trong cộng đồng qua đường quan hệ tình dục, truyền máu và từ mẹ sang con, trong đó chủ yếu là từ mẹ sang con. Việt Nam là nước có tỉ lệ người nhiễm viêm gan B cao so với thế giới, chiếm khoảng 15%- 20% dân số. Điều đáng nói là có tới 90% – 95% mẹ bị nhiễm virut viêm gan B lây sang con.
Kiểm tra sức khỏe cho con

Viêm gan B dẫn tới xơ gan và ung thư gan

Sau khi nhiễm virut viêm gan B phần lớn người bệnh không có biểu hiện của bệnh, chỉ có một số ít người có biểu hiện viêm gan virut viêm gan B cấp tính như: mệt mỏi, chán ăn, sợ mùi thức ăn đặc biệt là thức ăn có nhiều chất béo và nhiều chất đạm (trứng, thịt, cá), đau mỏi toàn thân, nước tiểu sẫm màu… Sau 1-2 tháng bệnh nhân dần hồi phục. Tuy nhiên trong giai đoạn viêm gan cấp có một tỉ lệ ít bệnh nhân có thể viêm gan nặng và suy gan dẫn tới tử vong. Khoảng 10% số người lớn sau khi bị viêm gan virut B cấp tính sau 6 tháng sẽ chuyển sang giai đoạn mạn tính. Ở giai đoạn này phần lớn người bệnh không có triệu chứng mặc dù bệnh vẫn tiến triển âm thầm dẫn tới xơ gan và ung thư gan.
Nếu không được theo dõi và điều trị đúng thì sau 10 – 15 năm, những người bị nhiễm virut viêm gan B sẽ chuyển thành viêm gan mạn tính, xơ gan, ung thư gan.

Lây từ mẹ sang con – Đường lây truyền chủ yếu

Ngoài lây qua đường truyền máu, quan hệ tình dục, bệnh viêm gan B lây truyền từ mẹ sang con là chủ yếu. Khi phụ nữ mang thai bị nhiễm virut viêm gan B có thể truyền sang bào thai. Trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ thì tỷ lệ lây nhiễm từ mẹ sang con là 1%, nếu mẹ bị bệnh ở 3 tháng giữa của thai kỳ thì tỷ lệ lây nhiễm sang con là 10% và sẽ tăng cao tỷ lệ lây nhiễm sang con tới 60-70% nếu mẹ bị mắc bệnh ở 3 tháng cuối của thai kỳ.
Nguy cơ truyền bệnh cho thai nhi có thể lên tới 90% nếu không có biện pháp bảo vệ ngay sau khi sinh, 50% số trẻ này sẽ bị viêm gan mạn tính và có nguy cơ bị xơ gan lúc trưởng thành.
Người mẹ bị nhiễm viêm gan siêu vi B trước khi có thai có thể xảy ra khi đang mang thai. Việc có thai không phải là yếu tố làm cho bệnh viêm gan siêu vi B ở mẹ nặng lên mà ngược lại siêu vi B không gây ảnh hưởng xấu cho tiến trình mang thai cũng như cho bào thai. Việc mang thai tiến triển bình thường, thai nhi phát triển tốt và không có nguy cơ bị dị dạng thai nhi. Chỉ khi mẹ bị viêm gan siêu vi B nặng ở giai đoạn III của thai kỳ thì mới có nguy cơ sinh non.

Phòng tránh như thế nào?

- Người mẹ bị viêm gan B nếu không muốn lây sang con thì phải điều trị bệnh ổn định trước khi mang thai và tiêm phòng cho trẻ ngay sau sinh.
- Nếu mẹ bị viêm gan siêu vi B thì trẻ sơ sinh được tiêm huyết thanh đặc hiệu chống siêu vi B ngay trong phòng sinh. Và tiêm vaccin phòng viêm gan B cho trẻ theo đúng lịch tiêm chủng.

Posted in: | Posted by :
Share template blogspot, share code